Thống kê truy cập

Liên kết website

Văn hóa - Xã hội

Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025

14/07/2023 16:14 17 lượt xem

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu tổng quát

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025

Mục tiêu cụ thể

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều duy trì mức giảm 1,0 - 1,5%/năm

- Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm;

- 30% huyện nghèo, 30% xã nghèo đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn;

- Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giản từ 4 - 5%/năm;

PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC hiện của chương TRÌNH

Phạm vi của chương trình

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Đối tượng của chương trình

- Hộ nghèo hộ, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng, kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo) trên phạm vi cả nước. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; các tỉnh có huyện nghèo.

- Các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn các tỉnh có huyện nghèo.

- Các tổ chức, cá nhân liên quan.

Thời gian thực hiện chương trình: đến hết năm 2025

Các dự án thành phần của chương trình:

- Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

- Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo.

- Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng.

- Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững.

- Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo.

- Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

- Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá chương trình.

Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình giai đoạn 2021 - 2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương 48.000 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 12.690 tỷ đồng; Huy động hợp pháp khác 14.310 tỷ đồng.

Nội dung cụ thể của tiểu dự án 2: Tuyền thông về giảm nghèo đa chiều

- Mục tiêu: tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội với công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng; nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý, huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; tuyên truyền các gương điển hình, sáng kiến, mô hình tốt về giảm nghèo để thúc đẩy, nhân rộng và lan tỏa trong xã hội.

- Đối tượng:

+ Người nghèo, người dân tại các địa bàn thực hiện chương trình;

+ Các tổ chức và các cá nhân có liên quan.

- Nội dung:

+ Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, sự kiện, chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, ấn phẩm truyền thông về giảm nghèo bền vững;

+ Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp các ngành và toàn xã hội về công tác giảm nghèo;

+ Hỗ trợ các cơ quan báo chí, xuất bản, thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững;

+ Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, biểu gương, khen thưởng các địa phương, cộng đồng, hộ nghèo và tổ chức cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực giảm nghèo;

+ Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình thông tin và truyền thông định hướng cho người dân tham gia, thụ hưởng chương trình; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm, giáo dục nghề nghiệp, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, trợ giúp pháp lý trợ giúp xã hội và bình đẳng giới;

+ Tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về giảm nghèo ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở;

+ Phát triển hoạt động trang thông tin điện tử về giảm nghèo.

Tổng nhu cầu vốn thực hiện tiểu dự án 2 là: 800 tỷ đồng trong đó Ngân sách trung ương 600 tỷ đồng; ngân sách địa phương 100 tỷ đồng; vốn huy động hợp pháp khác 100 tỷ đồng.

Hoàng Thành

Tin khác